Xây dựng lộ trình phát triển Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam

Chiều 30/9, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Đặt lộ trình xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Tại cuộc họp, các đại biểu nghe báo cáo về việc xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực, quốc tế tại Việt Nam; thảo luận về bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước; nhu cầu, tiềm năng, các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Ghi nhận ý kiến tâm huyết của các đại biểu, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng Đề án Trung tâm tài chính quốc tế và khu vực là vấn đề mới, khó, chưa có tiền lệ nên phải thảo luận kỹ lưỡng để chọn phương án tốt nhất, nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa, triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, trong đó có Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Về cách tiếp cận, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu đi lên bằng năng lực nội sinh, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nói riêng, với quyết tâm, cơ chế, chính sách, bước đi phù hợp, làm đến đâu chắc đến đó, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Thủ tướng chỉ rõ, mục tiêu của việc xây dựng Trung tâm tài chính là để hình thành thị trường tài chính, phát triển các dịch vụ tài chính và các dịch vụ đi theo để huy động nguồn lực tài chính cho sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng nói riêng, đất nước nói chung.

Về phạm vi, Thủ tướng lưu ý cần nghiên cứu khoanh lại trong phạm vi nhất định, xác định những thế mạnh của Việt Nam để đề ra các cơ chế, chính sách, phương thức quản lý hiện đại, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Về đối tượng, cần tập trung vào các đối tượng liên quan đến tài chính, ngân hàng và các dịch vụ đi kèm, thị trường vốn.

Về mô hình, Thủ tướng cho rằng cần nghiên cứu, tham khảo các mô hình trung tâm tài chính trên thế giới, tiếp thu các yếu tố tinh túy phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam trong hiện tại và tương lai để đưa ra, xây dựng và phát triển mô hình riêng của Việt Nam.

Thủ tướng cũng yêu cầu Đề án cần xác định rõ các điều kiện về hạ tầng, nguồn nhân lực, tài chính, hệ sinh thái; đề xuất cơ cấu, mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động của Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Cùng với đó, đề xuất khung pháp lý, cơ chế chính sách đặc thù, đột phá, kể cả về chính sách visa, lao động, thuế, nhân lực chất lượng cao… để thu hút mọi nguồn lực tài chính, nhất là tài chính cho các ngành mới nổi như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, ứng phó biến đổi khí hậu…; hình thành thị trường tài chính hoạt động lành mạnh, an toàn, hội nhập, bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ban Chỉ đạo, các bộ, cơ quan liên quan và Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng tiếp thu ý kiến của các đại biểu, nêu cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương hoàn thiện Đề án xây dựng trung tâm tài chính bảo đảm khả thi, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn để trình các cấp có thẩm quyền xem xét.

 

Theo Quang Minh

Nhịp Sống Thị Trường

Nguyên nhân khiến giá bất động sản trong thời gian tới khó có thể hạ nhiệt

Thị trường bất động sản Việt Nam vừa đi qua chu kỳ biến động và đang có dấu hiệu hồi phục và tăng giá.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết, chi phí phát triển các dự án bất động sản cũng sẽ tăng lên trong toàn bộ quá trình phát triển dự án bất động sản, là một trong những nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng.

Cụ thể, ở giai đoạn chuẩn bị, điều 125 Luật Đất đai 2024 quy định điều kiện tham gia đấu giá là tổ chức tham gia đấu giá phải có năng lực, kinh nghiệm trong việc phát triển dự án.

Điều 9 Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 yêu cầu tài chính với chủ đầu tư là phải đảm đảm tỷ lệ dư nợ tín dụng, dư nợ trái phiếu. Dự án nhỏ hơn 20ha thì vốn chủ sở hữu phải lớn hơn hoặc bằng 20% tổng vốn. Dự án từ 20ha trở lên thì vốn chủ sở hữu phải lớn hơn hoặc bằng 15% tổng vốn. Chủ đầu tư phải đảm khả năng huy động vốn để thực hiện dự án.

Ở giai đoạn phát triển thì điều 6 Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 quy định trước khi mở bán, chủ đầu tư phải công khai đầy đủ, trung thực và chính xác thông tin dự án. Về tiến độ dự án, điều 153 Luật Đất đai 2024 quy định bổ sung tiền thuế tăng thêm đối với các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng.

Nhà chung cư là gì? Một số quy định cần biết về nhà chung cư
ảnh minh họa

 

Ở giai đoạn mở bán, điều 23 Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 quy định thu cọc không quá 5% giá bán. Lần đầu thanh toán phải thấp hơn hoặc bằng 30% giá trị sản phẩm bao gồm cả tiền đặt cọc. Với thuê mua, tổng thanh toán những lần tiếp theo sẽ thấp hơn hoặc bằng 50% trước đó quy định là thấp hơn hoặc bằng 70%. Các động thái trên sẽ siết chặt hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.

Bên cạnh đó, theo quy định mới, giá đất sẽ được cập nhật hàng năm thay vì 5 năm một lần, giúp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của đất. Việc loại bỏ phương pháp chiết trừ và quy định chi tiết hơn về 4 phương pháp định giá còn lại, đảm bảo tính minh bạch và chính xác hơn.

Cùng với đó, Luật Đất đai 2024 đã có những quy định cụ thể về điều kiện cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ. Những lô đất không sổ trước đây gặp khó khăn trong việc mua bán sẽ có cơ hội được cấp sổ, nhờ đó, giao dịch bất động sản sẽ trở nên thuận lợi, tăng giá trị của lô đất và thanh khoản cho loại hình đất này.

Các chuyên gia cũng nhận định rằng, điều này sẽ giúp gia tăng nguồn cung cho thị trường bất động sản, pháp lý rõ ràng sẽ khiến bất động sản tăng giá trong tương lai.

Đồng thời, thiếu hụt nguồn cung nhà ở cũng tạo áp lực lớn lên giá cả, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao tại các đô thị lớn.

Ngoài ra, quy định cấm phân lô bán nền tại 105 thành phố, thị xã trên cả nước cũng tác động đáng kể đến nguồn cung đất nền và giá cả thị trường bất động sản.

 

Theo Duy Minh

Tiền Phong

Sức nóng chung cư tại Hà Nội. Giá tăng gần gấp đôi chỉ trong thời gian ngắn

Theo bà Hồ Thị Thu Mai, Giám đốc Nhà Ở Ngay Việt Nam, giá căn hộ chuyển nhượng tại Hà Nội đã có sự tăng trưởng đột biến từ tháng 8/2023, trước khi đi ngang với mức giá “neo” ở ngưỡng cao trong vài tháng trở lại đây.

Đỏ mắt tìm chung cư dưới 50 triệu/m2 ở Hà Nội

Tại hội thảo Nhận diện cơ hội và thách thức của thị trường bất động sản Việt Nam trong thời kỳ mới do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tổ chức, bà Hồ Thị Thu Mai, Giám đốc Nhà Ở Ngay Việt Nam, đã có chia sẻ những phân tích quan trọng về mức tăng đột biến của giá căn hộ chuyển nhượng trong thời gian qua, đồng thời cảnh báo về tình trạng khan hiếm nguồn cung trên thị trường.

Theo bà Mai, giá căn hộ chuyển nhượng tại Hà Nội đã có sự tăng trưởng đột biến từ tháng 8/2023, trước khi đi ngang với mức giá “neo” ở ngưỡng cao trong vài tháng trở lại đây.

Cụ thể, một số căn hộ trước đây có mức giá khoảng 3 tỷ đồng vào thời điểm giữa năm 2023, nay đã lên đến hơn 5,5 tỷ đồng chỉ trong một thời gian ngắn.

“Đây là mức tăng đáng kinh ngạc, cho thấy sức nóng chưa từng thấy của thị trường chung cư tại Hà Nội”, bà Mai nhấn mạnh.

Theo vị Giám đốc này, sự leo thang của giá căn hộ phản ánh hai yếu tố chủ chốt: sự khan hiếm nguồn cung và nhu cầu ngày càng gia tăng của người mua. Các dự án mới ra mắt trên thị trường hầu như đều nằm ở phân khúc cao cấp, với mức giá sơ cấp không ngừng gia tăng, điều này càng khiến giá các căn hộ chuyển nhượng tăng theo.

Thị trường bất động sản Hà Nội, đặc biệt là trong phạm vi vành đai 3, đang trải qua một tình trạng khan hiếm nguồn cung căn hộ nghiêm trọng.

Căn hộ 2 phòng ngủ giá dưới 4 tỷ đồng trở nên cực kỳ hiếm. Không chỉ ở khu vực trung tâm mà ngay cả các quận ven cũng ghi nhận giá chào bán tăng mạnh. Nhiều dự án ở khu vực ngoại ô, cách xa trung tâm, vốn trước đây thuộc phân khúc trung cấp, giờ đây bị đẩy giá lên thành phân khúc cao cấp”, bà Mai chia sẻ.

Giám đốc Nhà ở Ngay Việt Nam cảnh báo, nếu không có những biện pháp quyết liệt từ phía nhà nước và các doanh nghiệp nhằm gia tăng nguồn cung, đặc biệt là trong phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ thì thị trường sẽ đối mặt với những hệ lụy nghiêm trọng. Người dân với nhu cầu ở thực sẽ gặp khó khăn trong việc sở hữu nhà, và tình trạng “sốt giá” có thể dẫn đến sự bất ổn cho toàn bộ thị trường bất động sản.

Một yếu tố quan trọng khác được bà Mai nhắc đến là nhu cầu vay tín dụng đang gia tăng nhanh chóng. Đa phần người mua nhà hiện nay đều dựa vào đòn bẩy tài chính từ các ngân hàng. Nhiều ngân hàng lớn cũng đang cung cấp các gói vay ưu đãi với lãi suất cố định, giúp người mua nhà dễ dàng tiếp cận vốn vay trong bối cảnh giá nhà tăng cao.

Tuy nhiên, bà Mai cũng lưu ý rằng nếu lãi suất vay vượt ngưỡng 10%, khả năng tăng giá căn hộ có thể sẽ chững lại, do người mua sẽ không thể tiếp tục sử dụng đòn bẩy tín dụng để mua nhà.

Dỡ bỏ 'quả tạ' ép người vay tiền mua bảo hiểm - Xuất bản thông tin

Đối với các nhà đầu tư, bà Mai cho rằng vẫn có những cơ hội tiềm năng nếu biết lựa chọn thời điểm thích hợp. Mặc dù giá căn hộ đang tăng, nhưng với các yếu tố pháp lý rõ ràng và các gói vay ngân hàng hấp dẫn, thị trường bất động sản vẫn có thể mang lại lợi nhuận đáng kể. Tuy nhiên, bà khuyến cáo các nhà đầu tư nên thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng để tránh rủi ro trong bối cảnh thị trường đang biến động mạnh.

Đối với những người mua nhà để ở, đã có một khoản tích lũy đủ lớn, có thể cân nhắc “xuống tiền” mua nhà khi tìm thấy sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tài chính của mình.

Còn đối với nhà đầu tư, đây là thời điểm khó khăn khi thị trường có nhiều biến động, mặt bằng giá đã cao. Trong bối cảnh hiện tại, việc đầu tư bất động sản cần sự thận trọng và cái nhìn dài hạn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

 

 

Dương Dương

Nhịp sống thị trường